NGUYEN Ngọc Quỳnh

public profile

Is your surname NGUYEN?

Connect to 7,494 NGUYEN profiles on Geni

Share your family tree and photos with the people you know and love

  • Build your family tree online
  • Share photos and videos
  • Smart Matching™ technology
  • Free!

NGUYEN Ngoc Quynh NGUYEN

Birthdate:
Death:
Immediate Family:

Son of Thúc Tài NGUYEN
Father of 1-Duy Khiêm (Tiên); *** 2- NGUYỄN Duy Hàn; 3- Duy Ninh; 4- Duy Hiêu and Private
Brother of cu Dô Bang² NGUYEN

Occupation: Tri Huyện
Managed by: Private User
Last Updated:

About NGUYEN Ngọc Quỳnh

texte de m Bui Duy Tâm :

http://dialinhnhankiet1.blogspot.fr/

Như đã nói, Hành Thiện có 4 họ Nguyễn phân ra Giáp, Ất, Bính, Đinh. Bên ngoại tôi thuộc họ Giáp Nguyễn là họ to nhất làng. Ông nội của mẹ tôi là cụ An Thái (Án sát Thái Bình), con trai cả Cụ Huyện Quỳnh khi sinh ra có tên là Nguyễn Duy Khiêm nhưng vì chữ đẹp như tiên nên người đòi gọi là Nguyễn Duy Tiên, chơi đàn Nguyệt rất hay, làm quan rất thanh liêm nên nghèo, mất sớm khi đương chơi đàn. Ông Nội của ông Nguyễn Thế Truyền là cụ Nguyễn Duy Hàn, em trai thứ hai của ông Nội mẹ tôi. Cụ Nguyễn Duy Hàn làm Tuần Phủ Thái Bình nên thường gọi là cụ Tuần Thái, người đã gửi ông Truyền sang Pháp du học từ lúc 10 tuổi và đã giúp đỡ ông ngoại tôi tiếp tục học bậc Trung học. Em trai thứ tư của Cụ Án Thái là Nguyễn Duy Thuần (cụ Tư Thuần), bố bà Trường Chinh Đặng Xuân Khu.

===================
=

'sous préfet (cử nhân tri huyện);
4 fils tous recus au concours du mandarinat;

son école dans le village : Cử nhân Nguyễn Ngọc Quỳnh (1865 – 1880)


voir livre de M. DANG Hữu THỤ

Melun:

les lettrés du village de Hành Thiện, livre 1 page 23,

Miếu Bách Linh = miếu Âm Hồn, cạnh đường lối sau Làng Ngoài, gần chuà Thần Quang.

Construit en 1890, brique et tuiles; par cụ huyện Nguyễn Ngọc Quỳnh et sa grande soeur cụ Đồ Bảng, par leurs propres finances; ils ont acheté 2 mẫu de rizières pour en récupérer les bénéfices, pour faire des offrandes et prières à ce temple.

En 1906, son fils le mandarin Nguyễn Duy Hàn a financé et fait construire en plus un hall (toà tiền đường )

http://hanhthien.net/news/view/177/Dam-ruoc-Vinh-quy-bai-to-2-ong-n...

....

Dân làng Hành Thiện, trừ một ít trẻ nít và một ít cụ già đau yếu không xê dịch được,còn thì mọi người đều đi xem đám rước vinh quy. Cụ Huyện Quỳnh quá già mắt kém phải mang người nhà theo để thuật lại cho cụ nghe. Khi đám rước ông Nghè Dương tới chỗ cụ đứng, cụ trố mắt nhìn và nói: "Thật là vinh thịnh, thật là vinh thịnh.Ta tiếc các cậu nhà ta sau khi đậu cử nhân đừng đi làm quan ngay, học thêm ít năm nữa để đậu Tiến sĩ cho cả gia tộc được hưởng cái vinh dự của lễ vinh quy". Các cậu nhà ta đây là 4 người con trai của cụ đậu cử nhân trong số đó có Án Sát Nguyễn Duy Tiên (ông nội mẹ tôi) và Tuần Phủ Nguyễn Duy Hàn( ông nội ông Nguyễn Thế Truyền).

--
Đám rước 2 ông Nghè của làng Hành Thiện (Thứ hai | 18/07/2011 )

hanhthien.net (Làng Hành Thiện) - Năm Kỷ Sửu (1889) tức năm Thành Thái nguyên niên, một khoa thi Tiến sĩ được mở tại kinh đô Huế. Làng Hành Thiện có 20 cống sĩ đậu cử nhân các khoa trước dự thi. Trong số đó có hai cụ trên 60 tuổi cũng đi thi, đó là cụ Nguyễn Như Bổng, 62 tuổi, đậu cử nhân năm 1888 lúc 60 tuổi và cụ Đặng Văn Tường 64 tuổi, đậu cử nhân năm 1878 lúc cụ 53 tuổi. Cụ đã làm quan tới chức tri huyện nhưng vì làm tri huyện không được phép thi hội thi đình nên cụ xin cáo quan về Hành Thiện học để dự thi khoa Kỷ Sửu.

Lúc đó cụ đã già yếu nên khi vào Huế dự thi, cụ mướn hai người trai tráng võng cáng cụ từ Hành Thiện vào Huế. Cụ đi thi cùng hai con rể của cụ là Nguyễn Ngọc Liên và Đặng Đức Cường. Việc đi đứng vô cùng cực nhọc ở dọc đường. Đường đi từ Làng Hành Thiện vào Huế dài khoảng 600 cây số, các cụ phải đi bộ mất 20 ngày. Các cụ khởi hành từ đầu tháng hai âm lịch để kịp trình giấy hộ chiếu cho Bộ Lễ 10 ngày trước khi thi. Cụ Đặng Văn Tường rất giàu, có ba đầy tớ theo cụ vào Huế, hai người khiêng võng cụ, một người gánh mùng màn quần áo, thuốc thang cùng tiền nong và ít đồ lặt vặt như điếu ống, ấm chén pha trà và một túi lớn đựng đầy sách vì khi đi đường nằm trên võng cáng, cụ Đặng Văn Tường không lúc nào mắt rời quyển sách. Các cụ khác mỗi cụ đều chỉ đem theo một đầy tớ trai khỏe mạnh gánh chăn màn, quần áo, tiền nong cùng dùi đục mã tấu, dao rựa là những dụng cụ để chặt cây, phạt cỏ chắn lối đi, đẽo thân cây to lấy chỗ đặt chân trèo lên cây để mắc võng ngủ khi đi giữa rừng mà trời đã tối. Các cụ đi đò dọc lên thành phố Nam Định rồi đi bộ theo đường thiên lý tức là đường cái quan nối Hà Nội với Huế và nối Huế với Hà Tiên.

Đường thiên lý nhỏ hẹp, khập khễnh, khi thì trèo qua dốc qua đèo, khi thì bị ngắt bởi sông hay phá (phá là chỗ biển ăn sâu vào đất liền nước mặn. Phá tức là lạch biển giống như sông nhưng nước chảy từ biển vào nội địa, còn sông thì nước chảy từ nội địa ra biển).

Đến Quảng Trị các cụ phải qua bãi cát trắng. Hồi các cụ đi Huế, đến Quảng Bình Quảng Trị vào giữa tháng hai âm lịch, trời còn lạnh nên qua các bãi cát, các cụ không bị bỏng chân. Khi các cụ trở về vào đầu tháng tư âm lịch thì cát nóng bỏng. Các cụ vừa đi vừa quăng gói về phía trước, chạy nhanh để đặt chân lên cho đỡ bỏng. Đường từ Hà Nội vào Huế có hai trở ngại lớn là Truông Nhà Hồ và Phá Tam Giang:

Thương em anh cũng muốn vô Sợ Truông Nhà Hồ sợ phá Tam Giang.

Năm 1889 Truông Nhà Hồ tức Hồ Xá Lâm là một bãi cát có rừng thưa thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, không còn nguy hiểm vì cả bọn cướp đường hay tụ tập ở đây đã bị quan Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng dẹp tan từ thế kỷ trước. Phá Tam Giang ở địa phận tỉnh Thừa Thiên, trước rộng 10 cây số, sóng gíó rất lớn, đi đò phải mất gần một ngày mới qua được. Từ năm 1889 Phá Tam Giang đã bị cát lấp chỉ còn rộng độ 800 mét, đò qua lại dễ dàng. Đến địa phận tỉnh Thừa Thiên nơi gần đế đô, vườn tược rải rác suốt dọc đường. Sau 20 ngày đi đường vất vả, các cụ mới tới Huế.

Rước ông Nghè xưa trong tranh Đông Hồ.

Số cống sĩ nạp đơn thi khoảng 300 người nhưng có độ 10 người không thi ngay từ kỳ đầu vì sau khi lên đường dự thí thì được tin cha, mẹ qua đời nên không được phép thi, hoặc vì đi đường quá mệt nhọc, chữ nghĩa quên nhiều, không dám thi vì sợ làm văn kém quá có thể bị triều đình trừng phạt bằng cách tước bằng cử nhân.

Khoa Kỷ Sửu (1889) này không có cống sĩ nào đậu Tiến sĩ Đệ nhất giáp. Suốt triều Nguyễn, từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên năm 1822 cho đến khoa thi cuối cùng 1919 chỉ có hai vị đậu Bảng nhãn, tám vị đậu Thám hoa.Triều Nguyễn không phong Hoàng hậu (trừ việc vua Bảo Đại phá lệ phong Nam Phương hoàng hậu), không phong tước Vương, không đặt chức Tể tướng và không lấy Trạng nguyên (Tiến sĩ đệ nhất giáp đệ nhất danh là Trạng nguyên, Đệ nhị danh là Bảng nhãn, Đệ tam danh là Thám hoa, còn lại là Đệ nhất giáp đồng Tiến sĩ.).

Khoa Kỷ Sửu này trong số gần 300 cống sĩ dự thi, triều đình nhà Nguyễn lấy được hai Tiến sĩ Đệ nhị giáp (hoàng giáp),10 Tiến sĩ Đệ tam giáp và vớt vát được 9 Phó bảng. Làng Hành Thiện được hai vị đậu đầu bảng Tiến sĩ Đệ tam giáp. Khi tuyên bố đến tên hai vị Hành Thiện là Nguyễn Ngọc Liên, Đệ nhất danh, 42 tuổi, và Đặng Hữu Dương, Đệ nhị danh, 33 tuổi, trong bảng Tiến sĩ đệ tam giáp thì mọi người xì xào khen ngợi : “Một làng mà có tới hai Tiến sĩ đồng khoa thật là xưa nay ít có”.

Trong đám rước vinh quy ông Nghè Đặng Hữu Dương,ngoài võng cáng hai cụ thân sinh và bà Nghè còn có võng cáng ông nội của ông Nghè lúc đó đã 84 tuổi và võng cáng cụ đồ dạy ông Nghè học vỡ lòng.

Khi thấy ông Nghè Dương còn rất trẻ, vẻ thông minh tuấn tú lộ rõ trên đôi mắt sáng, vừng trán cao, nét mặt thư sinh tươi đẹp ngồi trên ngựa bạch, lỏng buông tay khấu thì một nhà nho đã thốt ra câu:"Một vùng như thể cây quỳnh cành giao". Các bà các cô thuộc gia đình quyền quý vận áo lụa mầu và quần hồng (thời bấy giờ chỉ có phụ nữ bình dân mới mặc quần đen) thấy bà Nghè Dương, áo gấm xanh nhạt thêu hoa vàng, quần lãnh tàu, thắt khăn nhung đen, chân đi giầy cườm, vẻ đẹp cao quý đài các lại nhã nhặn e lệ luôn luôn chào hỏi lễ độ nên tấm tắc khen bà Nghè đẹp như công chúa mặc dầu họ chưa bao giờ thấy mặt công chúa.

Dân làng Hành Thiện, trừ một ít trẻ nít và một ít cụ già đau yếu không xê dịch được,còn thì mọi người đều đi xem đám rước vinh quy. Cụ Huyện Quỳnh quá già mắt kém phải mang người nhà theo để thuật lại cho cụ nghe. Khi đám rước ông Nghè Dương tới chỗ cụ đứng, cụ trố mắt nhìn và nói: "Thật là vinh thịnh, thật là vinh thịnh.Ta tiếc các cậu nhà ta sau khi đậu cử nhân đừng đi làm quan ngay, học thêm ít năm nữa để đậu Tiến sĩ cho cả gia tộc được hưởng cái vinh dự của lễ vinh quy". Các cậu nhà ta đây là 4 người con trai của cụ đậu cử nhân trong số đó có Án Sát Nguyễn Duy Tiên (ông nội mẹ tôi) và Tuần Phủ Nguyễn Duy Hàn( ông nội ông Nguyễn Thế Truyền).

Sau lễ vinh quy, hai ông Nghè đến văn chỉ hàng huyện tọa lạc tại làng Thượng Phúc và văn từ làng để làm lễ tạ ơn Đức Thánh Khổng, các bận tiên hiền cùng các bậc khoa mục của huyện và của làng được thờ cúng tại hai nơi đây. Hai ông nghè đi tạ ơn các thầy học, đi chào cụ Nghè Đặng Xuân Bảng là Tiên chỉ Tư văn làng và Tiên chỉ Tư văn huyện. Hai ông đến thăm các vị khoa mục làng và huyện, đi lễ chùa, lễ đình, lễ miếu, lễ nhà thờ nội ngoại.

Khi ông nghè Dương đến nhà cụ đồ Đặng Vũ Diễn thì có hai người đầy tớ đi theo, một người đầu đội mâm xôi gà, trên mâm có đặt một buồng cau, mười hai bao trà Tầu, một người đội một hòm da trong đựng mũ áo, hia tiến sĩ. Ông nghè Dương ghé vào một nhà cạnh nhà cụ đồ Đặng Vũ Diễn, vận phẩm phục tiến sĩ rồi mới vào nhà thầy học. Đến nhà thầy ông kính cẩn chào thầy rồi đặt mâm xôi gà, cau trà lên bàn thờ. Ông thắp hương, đốt nến rồi xin phép thầy lễ trước bàn thờ. Khi lễ xong, ông sụp lạy cụ đồ.

Cụ đồ lấy tay đỡ ông nghè và nói : “Thôi, thôi, ông nghè miễn cho”. Ông nghè thưa một cách cung kính : “Con được ngày nay là do công thầy khai tâm cho con lúc ban đầu, ơn thầy to bằng trời bể, một lễ sống bằng đống lễ chết, xin thầy cho phép”. Nói xong, ông nghè sụp xuống lạy thầy hai lậy và ba vái. Cụ đồ cố tránh ngồi xích ra một bên sập nhưng ông nghè đã lễ xong và xin phép cụ đồ ngồi ở giường bên. Cụ đồ đứng dậy, đối diện với ông nghè và nói : “Ông nghè đã giả nghĩa thầy mà lạy tôi, bây giờ đến lượt tôi là một thầy đồ già không có danh phận gì, xin lạy mừng một vị Tiến sĩ của triều đình”. Khi cụ đồ nói xong, sụp xuống lạy thì ông nghè đỡ cụ dậy, ôm chặt lấy cụ, không cho cụ đồ lạy mình. Ông nghè Liên thì đi lạy tạ hai thầy học là cụ đồ Hữu và cụ cử nhân tri huyện Nguyễn Ngọc Quỳnh đã lần lượt dạy ông cho đến khi ông đậu cử nhân. Cụ đồ dạy vỡ lòng ông nghè Liên mất đã lâu.

Lễ khao vọng hai ông nghè kéo dài trong mười ngày liên tiếp. Về lễ khao vọng của mỗi ông nghè thì 10 con bò, 30 con lợn, độ 300 con gà, vịt được hoá kiếp. Ngày nào nhà mỗi ông cũng làm khoảng 80 mâm cỗ. Hai ông nghè thỏa thuận với nhau là nếu hôm nay ông nghè Dương mời các vị khoa mục trong làng thì ngày mai ông nghè Liên mời thết tiệc các vị ấy. Nên không có vị nào được hai ông mời trùng ngày.

Tối đến, tại sân nhà hai ông nghè có đốt pháo thăng thiên và có tổ chức hát chèo, hát cô đầu. Các quan khách đến mừng đều được mời ở lại ăn tiệc vì cỗ lúc nào cũng có sẵn. Khách ở các làng xa được mời ở lại xem hát và ngủ đêm ngay tại rạp, sáng hôm sau trước khi khách về lại có cỗ đãi khách.

Sau lễ khao vọng, hai ông nghè được hội tư văn làng và hội tư văn huyện mời dự tiệc. Cụ nghè Đặng Xuân Bảng, Tiên chỉ Tư văn làng Hành Thịên và cũng là Tiên chỉ Tư văn huyện Giao Thủy, mời hai ông nghè và toàn thể các vị khoa mục trong làng, trong huyện đến dự lễ khắc tên hai cụ vào bia đá tại văn từ làng và vào bia đá tại văn chỉ hàng huyện để ghi truyền cho mọi người trong hiện tại và đời sau biết hai ông đã đậu tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1889).

Các làng trọng văn học ở Nam Định và Thái Bình (lúc ấy chưa lập tỉnh Thái Bình, địa hạt tỉnh Thái Bình còn thuộc tỉnh Nam Định) đem võng lọng hoặc đem thuyền đinh lớn trong có trải chiếu hoa mời hai ông nghè đến làng dự tiệc mừng hai ông. Các hương chức, thân hào các làng này cho là một điều vinh hạnh lớn cho làng khi được hai ông Nghè đến làng.

Nguồn: Bài viết của Bùi Minh Tâm Người gửi: hanhthien.net

=============

dr Bui Duy Tâm :

Cụ Nguyễn thúc Tài, kỵ nội của mẹ tôi, làm lang thuốc nổi tiếng về tài chữa bệnh, có ba con trai đều đỗ cử nhân và đều làm quan :

- Nguyễn Hữu Lợi đậu giải nguyên, làm án sát Cao Bằng

- Nguyễn Hữu Thuận đậu cử nhân cũng làm án sát Cao Bằng

- Nguyễn Ngọc Quỳnh, cụ nội của mẹ tôi, đậu cử nhân làm tri huyện huyện Hàm Yên, Tuyên Quang (Huyện Hàm).

Cụ Nguyễn Ngọc Quỳnh có 4 con đậu cử nhân là

- Nguyễn Duy Khiêm tức Tiên đậu cử nhân làm Án Sát (ông Nội mẹ tôi).

- Nguyễn Duy Hàn đậu cử nhân, làm tuần phủ (ông nội nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền)

- Nguyễn Duy Ninh đậu cử nhân làm tri huyện.

- Nguyễn duy Hiếu, đậu cử nhân làm tri huyện.